Có thể nói bị chó cắn là một tai nạn phổ biến, thường gặp phải, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ và khu vực nông thôn. Tùy vào mức độ vết thương khi bị chó cắn, nếu không xử lý đúng cách và kịp thời có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh dại. Vậy bạn phải làm gì khi bị chó cắn nhẹ?
Những mức độ vết thương khi bị chó cắn
Mức độ nghiêm trọng của vết thương khi bị chó cắn sẽ phân theo nhiều mức độ khác nhau. Đối với kích thước chó lớn, tính dữ thường cắn mạnh hơn, thậm chí ngay cả với chủ nhân của mình.
- Mức độ 1: Phần răng của chó chưa chạm vào da.
- Mức độ 2: Răng chó đã chạm vào da nhưng không làm rách da.
- Mức độ 3: Tạo thành vết thương hở nhưng nông trên da.
- Mức độ 4: Vết cắn tạo nên nhiều hơn 1 vết thương hở do diện tích răng tiếp xúc lớn. Trong đó có ít nhất 1 vết thương sâu.
- Mức độ 5: Nhiều vết cắn liên tiếp nhau tạo nên một số vết thương sâu. Đây có thể là do chó lớn hoặc thậm chí là nhiều hơn 1 con tấn công.
Ở đây, chúng ta có thể xác định vết cắn nhẹ thuộc mức độ 1, 2 và 3. Đối với mức độ nặng hơn, sau khi xử lý sơ cứu vết thương thì cần đến ngay bệnh viên, cơ sở y tế để được theo dõi. Lưu ý, hãy tìm hiểu rõ thông tin của con chó đã cắn, sổ khám sức khỏe,… điều này giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán hơn.
Hướng dẫn cách xử lý: Làm gì khi bị chó cắn nhẹ?
Khi chó tấn công, phần răng cửa của nó sẽ tiếp xúc đầu tiên và ngoạn vào mô thịt, đồng thời những chiếc răng nhỏ cũng làm rách da. Đối với mức độ vết cắn nhẹ, tính an toàn được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, bản thân người bị hoặc gia đình, bố mẹ cần có những kiến thức đúng về “làm gì khi bị chó cắn nhẹ” để kịp thời xử lý, sơ cứu bước đầu tiên.
Đầu tiên, cần làm sạch nơi bị chó cắn. Hãy rửa vết thương dưới nước chảy để mầm bệnh được loại bỏ hay trôi theo nước. Tiếp đến, dùng bông và nước chuyên rửa vết thương để rửa nhẹ nhàng.
Nếu vết thương có miệng hở, dù chỉ là rách nhẹ, bạn cũng nên sử dụng tiếp thuốc sát trùng để làm sạch, dễ tìm nhất như oxy già hoặc cồn. Nhờ đó, vi khuẩn có hại sẽ được loại bỏ ở mức nhất định.
Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Điều này áp dụng nếu vết thương có chảy máu. Thông thường khi vết cắn nhẹ sẽ rất ít bị chảy máu hay cần đến cầm máu.
Liệu rằng khi bị chó cắn nhẹ có cần thiết tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại? Mặc dù chỉ là vết cắn nhẹ nhưng nếu nó ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời tiêm phòng dại. Hoặc khi phát hiện chó có biểu hiện dại, chó gần vùng đang có dịch hay không thể theo dõi con vật đó sau khi bị cắn, để đảm bảo an toàn cũng nên tiêm phòng.
Khi nào cần gặp bác sĩ để thăm khám?
Sau khi đã xử lý vết thương tại nhà nhưng người bị chó cắn xuất hiện những biểu hiện sau đây thì nên đến bệnh viện, cơ sở y tế.
- Vết thương cắn mạnh, sâu và chảy máu nhiều. Thương thuộc mức độ 4 và 5.
- Có biểu hiện đau, nóng, sưng đỏ ở nơi bị cắn,
- Cơ thể cảm giác mệt mỏi, yếu ớt không còn sức thậm chí là ngất xỉu.
- Xuất hiện dịch mủ, chất nhầy có mùi hôi ngay tại vị trí cắn,
Những triệu chứng bệnh dại khi bị chó cắn cần chú ý
Nhằm giúp bạn đọc chủ động nắm bắt thông tin và tình hình sau khi không may bị chó cắn, những biểu hiện hay triệu chứng phổ biến của bệnh dại như sau.
- Trước khi phát bệnh 2 – 4 ngày: Trước khi phát bệnh khoảng 2 – 4 ngày, nạn nhân thường xuất hiện cảm giác đau nhức đầu, bồn chồn khó chịu, sợ sệt cô cớ. Một số khác bị nóng, sưng đây tại vị trí và có thể lan theo dây thần kinh.
- Khi phát bệnh dại: Nạn nhân bị sốt cao lên đến 40.6 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho với ba mức độ nặng nhẹ khác như sau:
- Thể co thắt: Thể này chiếm phần đa, nạn nhân sẽ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Những điều này sẽ gây nên cơn dại về sau, co giật, run,… Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Nạn nhân sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.
- Thể liệt: Ở dạng này người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt.
- Thể cuồng: Ở thể này nạn nhân bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.
Như vậy, chúng tôi vừa có những giải đáp cho thắc mắc làm gì khi bị chó cắn nhẹ. Tuy nhiên, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn chính là mỗi người kể cả người nuôi chó cần có ý thức cẩn thận, phòng ngừa bị chó cắn dù là nặng hay nhẹ.