Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Đường tiết niệu là hệ cơ quan có nhiệm vụ lọc máu, bài tiết nước tiểu cũng như các chất độc ra khỏi cơ thể. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra những biểu hiện khó chịu và đôi khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm, nhiễm trùng huyết. Tìm hiểu những thông tin về căn bệnh này ngay sau đây.

Thông tin về bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

nhiễm khuẩn đường tiết niệuHệ tiết niệu bao gồm các cơ quan: 2 quả thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Với thận có chức năng lọc máu và các chất thải khỏi máu, chất điện giải và các sản phẩm của quá trình chuyển hóa đạm để hình thành nước tiểu. Khi đi qua ống lọc dần trở nên cô đặc hơn, theo niệu quản đến dự trữ ở bàng quang. Khi đầy, các cơ thành bàng quang co thắt tạo nên cảm giác buồn tiểu cần đi tiểu đề giải phóng nước tiểu ra ngoài.

Khi cơ thể bình thường, nước tiểu vô trùng. Tuy nhiên, khi có sự xuất hiện của vi khuẩn là bằng chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu, hay còn gọi là viêm đường tiết niệu.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có nhiều cách phân loại:

  • Theo vị trí: Bao gồm nhiễm trùng niệu trên và nhiễm trùng niệu dưới.
  • Theo diễn biến bệnh: Nhiễm khuẩn không biến chứng và biến chứng.
  • Theo độ tái phát: Nhiễm khuẩn riêng lẻ, tái đi tái lại, tái phát và tái diễn.

Những ai dễ mắc bệnh và nguyên nhân phổ biến

Những đối tượng mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu cụ thể là:

  • Trẻ nhỏ sơ sinh đến <5 tuổi: Thường ít xảy ra hơn. Nếu có, tỉ lệ nam sẽ cao hơn nữ do những dị dạng của đường niệu khiến cho nước tiểu bị ứ đọng lại và phát sinh vi trùng.
  • Trẻ đang độ tuổi đi học: Ở nhóm này, tỉ lệ mắc bệnh cao hơn cộng đồng.
  • Người trưởng thành đến <65 tuổi: Tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới khá thấp, thường xảy ra do những bất thường giải pháp tiết niệu, bệnh tiền liệt tuyến hay đặt catheter. Riêng đối với nữ, trường hợp này xảy ra nhiều hơn. Có khoảng 10% phụ nữ ở nhóm tuổi này có viêm đường tiết niệu một lần trong đời do hoạt động tình dục hoặc do có thai.
  • Đối với nhóm tuổi trên 65 thì tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở cả nam và nữ không có sự khác biệt.

Các biểu hiện của nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì?

nhiễm khuẩn đường tiết niệuChúng ta có thể phân loại thành 2 nhóm biểu hiện khác nhau là tại chỗ và toàn thân.

Biểu hiện tại chỗ

Cụ thể là những biểu hiện khó chịu khi đi tiểu như tiểu gắt buốt, tiểu lắt nhắt, muốn đi tiểu nhiều lần liên tục hoặc ngay sau khi vừa tiểu xong vẫn có cảm giác còn nước tiểu trong bàng quang. Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu mủ, tiểu đục, nước tiểu nặng mùi hoặc thậm chí có lẫn máu. 

Một số trường hợp người bệnh có cảm giác đau hạ vị hay đau vùng hông và đi khám. Nếu là bị sỏi thận gây ứ nước, nhiễm trùng hay áp-xe thận, khi khám ở vùng này bệnh nhân sẽ có cảm giác rất đau.

Biểu hiện toàn thân

Hằng ngày, thận là bộ phận phải tiếp nhận một lượng máu vô cùng lớn đến để tiến hành lọc và hình thành nước tiểu. Chính vì vậy, khi có sự xuất hiện của vi trùng trong nước tiểu sẽ rất dễ lan ra máu di chuyển đến toàn thân. Lúc này, người bệnh có những biểu hiện tiêu biểu như sốt cao, rét run từng cơn, môi khô, lưỡi dơ, vẻ mặt hốc hác.

Những biến chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đối với phụ nữ, trường hợp bị viêm đường tiết niệu nhưng không có bất thường hệ niệu hay là mô thận thì phần lớn là lành tình và có khả năng điều trị khỏi.

Trái lại, nhiễm trùng niệu thường xảy ra ở những bệnh nhân có sẵn những yếu tố thuận lợi cho bệnh thì nó càng nhanh biến chứng nặng hơn, đôi khi là gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng. Những biến chứng có rất nhiều, như là phá hủy chủ mô thận, hoại tử nhú thận gây suy giảm chức năng và khả năng hoạt động của thận. Khi tình trạng này kéo dài, nó có thể dẫn đến suy thận viễn viễn hoặc tệ nhất là phải cắt bỏ thận.

Nếu như bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu kéo dài, không được điều trị đủ liều kháng sinh, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây nên nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng và tử vong.

Ở nam giới, người nhiễm bệnh có thể dẫn đến áp xe tiền liệt tuyến, viêm mào tinh, tinh hoàn,… tăng nguy cơ vô sinh.

Nếu là phụ nữ có thai bị bệnh, nguy cơ nhiễm trùng ối, bào thai, từ đó tăng nguy cơ sinh non.

Những cách phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

nhiễm khuẩn đường tiết niệuĐể hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh, mỗi người cần xây dựng lối sống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Đầu tiên là phải uống đủ nước để thận bài tiết, đẩy vi trùng ra ngoài và tránh lây nhiễm ngược dòng. Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, nhất là kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Nếu là người bị sỏi thận, cần thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng tiểu để điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đến ngay bệnh viện hay cơ sở y tế để được theo dõi và chẩn đoán chính xác nhất.

Tin tức liên quan